Đăng quang ở nước Anh James VI và I

Bài chi tiết: Liên minh cá nhân
Biểu tượng Liên minh cá nhân của James ở royal heraldic badge sau 1603, Hoa hồng Tudor xẻ đôi cùng với cây kế Scotland dưới vương miện quốc vương.

Elizabeth I là hậu duệ cuối cùng của Henry VIII, và James được coi là người thích hợp nhất để kế vị ngai vàng Anh thông qua bà cố của ông, Margaret Tudor, con gái lớn của Henry VII. Từ 1601, và những năm cuối thời Elizabeth I, một số chính trị gia, đặc biệt là quan tể tướng Sir Robert Cecil[46]—duy trì mối liên hệ bí mật với James để chuẩn bị trước cho sự kế vị diễn ra suôn sẻ.[47] Cecil gửi đến James một dự thảo tuyên thệ đăng quang ngai vàng Anh vào tháng 3 năm 1603, với việc Nữ hoàng chắc chắn sẽ chết. Elizabeth băng hà vào sáng sớm ngày 24 tháng 3, và James được tuyên bố là vua ở London ngay trong ngày hôm đó.[48]

Ngày 5 tháng 4, James rời Edinburgh đến London, hứa rằng sẽ trở về sau mỗi ba năm (lời hứa này không được ông thực hiện đúng), và tiến bước một cách chậm chạp về phía nam. Các lãnh chúa địa phương tiếp đón ông với lòng mến khách đến lãng phí dọc theo lộ trình của James và ông rất ngạc nhiên với sự giàu có của vùng đất và thần dân mới của ông. James nói rằng ông 'đổi một chiếc ghế đá với một chiếc giường lông đẹp đẽ'. Tại nhà của Cecil, Theobalds, Hertfordshire, James rất kinh ngạc rằng ông đã mua nó ở đó và sau đó, đến thủ đô sau lễ tang của Elizabeth.[49] Những thần dân mới đổ xô đến gặp mặt ông, cảm thấy nhẹ nhõm rằng sự thừa kế diễn ra suôn sẻ không kích hoạt tình trạng xung đột hay cuộc xâm lược.[50] Khi ông bước vào thành London ngày 7 tháng 5, ông được chào đời bởi một đám đông người xem.[51]

Lễ đăng quang của ông ở Anh diễn ra ngày 25 tháng 7

Thời kì đầu cai trị ở Anh

Âm mưu thuốc súng

Âm mưu thuốc súng (Tiếng Anh: Gunpowder Plot) hay Mưu phản thuốc súng, xảy ra năm 1605, là một nỗ lực thất bại của một nhóm tín đồ công giáo ở các tỉnh của Anh, nhằm mưu sát vua James I của Anh, gia đình của ông, cũng như tầng lớp quý tộc theo đạo tin lành. Vụ ám sát được thực hiện trong vụ tấn công nhằm phá nổ nhà quốc hội trong phiên họp mở màn ngày 5 tháng 11 1605. Những người thực hiện âm mưu trước đó cũng đã lên kế hoạch bắt cóc những đứa trẻ hoàng gia, không có mặt tại nhà quốc hội, đồng thời kích động nổi loạn ở Midlands. Chủ mưu lãnh đạo vụ mưu phản này là Robert Catesby sau khi hi vọng nới lỏng các vấn đề tôn giáo của ông trong thời trị vì của vua James không được thực thi khiến người Công giáo ở Anh thất vọng.

Theo kế hoạch, một cuộc bạo động sẽ xảy ra ở Midlands (miền Trung nước Anh) trong giai đoạn con gái 9 tuổi của vua James I là Công chúa Elizabeth được đưa lên vai trò Lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh. Âm mưu thuốc súng chính là hành động bắt đầu cho cuộc bạo động này. Theo kế hoạch, Guy Fawkes là người châm ngòi các thùng thuốc súng với mục đích cho nổ tung Thượng Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh vào Lễ Khai mạc Nghị viện ngày 5/11/1605. Cùng với Fawkes và Catesby là John Wright, Thomas Wintour, Thomas Percy, Robert Keyes, Thomas Bates, Robert Wintour, Christopher Wright, John Grant, Ambrose Rookwood, Ngài Everard Digby và Francis Tresham.

Âm mưu đã bại lộ do thông tin được tiết lộ với chính quyền thông qua một lá thư ẩn danh gửi đến William Parker, nam tước Monteagle vào ngày 26/10/1605. Fawkesbị phát hiện vào khoảng nửa đêm 4/11 khi Thượng viện bị lục soát, cùng với 36 thùng thuốc súng - đủ để biến Thượng viện thành một đống đổ nát. Hắn ta bị bắt, trong khi phần lớn các kẻ đồng mưu khác trốn chạy khỏi London khi biết về sự bại lộ này và cố gắng kiếm viện trợ trên đường. Một vài kẻ đồng mưu khác, cùng với Catesby, ở lại kháng cự. Catesby là một trong những người bị bắn chết. Những kẻ sống sót còn lại, gồm cả Hawkes, bị kết án treo cổ vào phiên xử ngày 27/1/1606.

Âm mưu thuốc súng là một trong nhiều mưu đồ ám sát thất bại nhằm vào vua James I. Một vài nhà sử học đã tranh cãi về sự tham gia của chính quyền trong vụ này.

Vào ngày 5 tháng 11 hàng năm, mọi người ở Vương quốc Anh cũng như các nước và vùng thuộc Khối thịnh vượng chung Anh đều kỷ niệm sự thất bại của vụ mưu sát, buổi kỷ niệm được biết đến là Đêm Guy Fawkes hay Đêm pháo hoa. Tuy nhiên, ngày nay ý nghĩa chính trị của lễ hội chỉ là thứ yếu.

Xung đột với nghị viện

Chân dung James I năm 1606.

Quan hệ với Tây Ban Nha

Chính sách tôn giáo

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: James VI và I http://www.folger.edu/eduPrimSrcDtl.cfm?psid=83 //archive.org/search.php?query=((%22James+I%22+OR+... http://www.gutenberg.org/etext/17008 http://www.gutenberg.org/etext/25929 http://www.heraldica.org/topics/britain/brit-procl... http://librivox.org/author/1418 https://books.google.com/books?id=6oQ8AAAAcAAJ&sou... https://archive.org/stream/historyofchurcho02spot#... https://web.archive.org/web/20070926230104/http://... https://www.gutenberg.org/author/James+I,+King+of+...